Hưng cảm, hay sự phấn kích quá độ có nguy cơ cao gây ra những hậu quả không đáng có. Vậy Rối loạn hưng cảm là gì? Nguyên nhân nào gây ra các triệu chứng của rối loạn hưng cảm?
Bài viết được cố vấn chuyên môn bởi ThS.BSNT Nguyễn Văn Hải - Bác sĩ Nội trú, Viện Sức khỏe Tâm thần Bệnh viện Bạch Mai
Mặc dù hầu hết mọi người thường nghĩ rằng, trầm cảm là căn bệnh của người lớn, nhưng trẻ em và thanh thiếu niên cũng có thể bị trầm cảm. Trong đó, nhiều trẻ trầm cảm không được điều trị vì người lớn không nhận ra vấn đề con em mình gặp phải.
Điều quan trọng đối với cha mẹ, người thân là tìm hiểu về chứng trầm cảm ở trẻ. Khi biết các dầu hiệu trầm cảm ở trẻ, nguyên nhân khiến trẻ gặp phải bệnh lý này, cách điều trị trầm cảm ở trẻ,... bạn mới có thể can thiệp, hỗ trợ một cách hữu ích.
Nhiều trẻ trầm cảm không được điều trị vì người lớn không nhận ra vấn đề con em mình gặp phải.
Khó có thể nghĩ về chứng trầm cảm ở trẻ nhỏ vì hầu hết mọi người thường hình dung thời thơ ấu là khoảng thời gian ngây thơ và vui vẻ. Nhưng rối loạn trầm cảm không phân biệt độ tuổi hay giới tính, thường phổ biến hơn sau tuổi dậy thì. Đó cũng là lý do dấu hiệu trầm cảm ở tuổi dậy thì nhận được lượng quan tâm, tìm kiếm lớn.
Các biểu hiện cơ bản của rối loạn trầm cảm ở trẻ em và vị thành niên tương tự như ở người lớn. Theo Học viện Tâm thần Trẻ em và Vị thành niên Hoa Kỳ, các dấu hiệu trầm cảm phổ biến ở trẻ em và thanh thiếu niên kéo dài hơn 2 tuần và bao gồm:
Đối với trẻ vị thành niên có bệnh trầm cảm, các triệu chứng trên có thể khó nhận ra. Trong đó, khó chịu hoặc tức giận là những dấu hiệu trầm cảm phổ biến hơn ở trẻ em và thanh thiếu niên.
Sự khó chịu liên quan đến trầm cảm ở trẻ em có thể biểu hiện như là hoạt động quá mức và hành vi hung hăng, chống lại xã hội. Trẻ hay có xu hướng chống đối, không chịu lắng nghe và tiếp nhận các ý kiến từ mọi người. Trẻ sẽ có những hành vi phản kháng lại những hành động mà cha mẹ đề cập đến, luôn có cảm giác đề phòng mà muốn xa lánh với tất cả mọi người. Đặc biệt khi trẻ cảm thấy bị tấn công bằng lời nói, hành động, cử chỉ sẽ có hiện tượng nổi loạn, muốn phản kháng lại và ngừng tiếp nhận thông tin. Biểu hiện đó khiến trẻ bị hiểu lầm là “sự nổi loạn của lứa tuổi ẩm ương”.
Khó chịu hoặc tức giận là những dấu hiệu trầm cảm phổ biến hơn ở trẻ em và thanh thiếu niên.
Nguyên nhân trầm cảm ở trẻ em và trẻ vị thành niên chưa rõ nhưng tương tự như nguyên nhân ở người lớn nó được cho là kết quả từ sự tương tác của các yếu tố nguy cơ được xác định là di truyền và áp lực từ môi trường (đặc biệt là căng thẳng đầu đời chẳng hạn như lạm dụng, chấn thương, bạo lực gia đình, cái chết của thành viên gia đình,...)
Trong đó, hiện nay các nguyên nhân về áp lực học tập, bạo lực học đường được đề cập nhiều. Khi đi học, trẻ bị áp lực, bị bạn bè bắt nạt nhưng không thể nói với ai hoặc bản thân trẻ luôn cố gắng giấu đi những vấn đề của mình. Trẻ có cảm giác lẻ loi, bị bỏ rơi, mất niềm tin vào cuộc sống. Đó là những cảm xúc tiêu cực, là nguyên nhân phổ biến gây ra trầm cảm ở trẻ vị thành niên.
CHUẨN ĐOÁN TRẨM CẢM Ở TRẺ
Là người làm cha mẹ, người thân cần quan tâm trẻ, đừng lơ là các dấu hiệu của con. Nếu bạn nghĩ rằng con bạn đang có dấu hiệu trầm cảm, hãy lên lịch hẹn với bác sĩ chuyên khoa Sức khỏe Tâm thần để thảo luận dựa trên các triệu chứng và dấu hiệu, bao gồm các tiêu chí được liệt kê ở trên.
Khi thăm khám với bác sĩ ngoài trao đổi, khai thác dấu hiệu, sẽ có sẵn một số bảng câu hỏi ngắn để sàng lọc - bài test trầm cảm ở trẻ. Bài test giúp đánh giá thêm về loại và mức độ nghiêm trọng của chứng trầm cảm mà con bạn đang trải qua nhưng không được sử dụng một mình để chẩn đoán.
Tiếp nữa, trong thăm khám, bác sĩ sẽ có các chỉ định để loại trừ bất kỳ tình trạng bệnh lý tiềm ẩn nào có thể góp phần gây ra các triệu chứng mà trẻ đang gặp phải. Ví dụ, các vấn đề về tuyến giáp, thiếu máu và thiếu Vitamin đều có thể có các triệu chứng trầm cảm.
Tùy vào tình trạng bệnh của trẻ, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Tùy vào tình trạng bệnh của trẻ, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp
Cha mẹ đang tìm kiếm địa chỉ khám trầm cảm cho trẻ, ưu tiên khám đích danh với các bác sĩ chuyên khoa Sức khỏe Tâm thần giỏi, đã và đang công tác tại bệnh viện đầu ngành: Viện sức khỏe Tâm thần Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Tâm thần, Bệnh viện Đại học Y và cả các bác sĩ công tác tại khoa Sức khỏe Tâm thần Bệnh viện Nhi Trung ương,... có thể thăm khám và điều trị có thể xem thông tin và đặt lịch khám tại Phòng khám Yên Hòa. Bên cạnh yếu tố chuyên môn, với lợi thế của phòng khám chuyên khoa tư nhân, trẻ được thăm khám nhanh chóng, không mất thời gian chờ đợi. Bố mẹ và trẻ có thể dễ dàng sắp xếp thời gian.
Trầm cảm ở trẻ em có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của trẻ, vì vậy điều quan trọng là phải luôn để ý các dấu hiệu cảnh báo rằng con bạn có thể bị trầm cảm. Nói chuyện với con bạn về những gì chúng đang cảm thấy, và hãy cẩn thận để duy trì sự hỗ trợ và không phán xét. Rất may, các biện pháp can thiệp sớm có thể giúp trẻ trở lại đúng hướng trước khi các triệu chứng trầm cảm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống và khả năng hoạt động của chúng.
Nguồn tham khảo:
Hưng cảm, hay sự phấn kích quá độ có nguy cơ cao gây ra những hậu quả không đáng có. Vậy Rối loạn hưng cảm là gì? Nguyên nhân nào gây ra các triệu chứng của rối loạn hưng cảm?
Hoang tưởng và ảo giác thường được sử dụng để bày tỏ sự tức giận về hành vi của người khác: “Bạn hoàn toàn ảo tưởng!”. Nhưng hai thuật ngữ này thực sự có ý nghĩa gì? Và sự khác biệt giữa chúng là gì?
Ảo giác có thể do bệnh tâm thần, tác dụng phụ của thuốc hoặc bệnh lý thực thể như động kinh hoặc rối loạn sử dụng rượu gây ra. Người mắc chứng ảo giác cần đến gặp bác sĩ để chẩn đoán nguyên nhân chính xác gây ảo giác.
Hưng cảm là triệu chứng đặc trưng của rối loạn lưỡng cực. Nó có thể dẫn đến hành vi nguy hiểm, nhưng hiện đã có phương pháp điều trị để kiểm soát những giai đoạn này.
0 Bình luận