📣📣📣 THÔNG BÁO
PHÒNG KHÁM CHUYÊN KHOA YÊN HÒA thông báo lịch nghỉ lễ Quốc Khánh 2/9 như sau:
⏰Thời gian nghỉ: 04 ngày (Thứ 7 ngày 31/8/2024 đến hết Thứ 3 ngày 3/9/2024)
🩺Thời gian làm việc lại: Từ Thứ 4 (Ngày 4/9/2024)
🍀Trân trọng cảm ơn!🍀
Bài viết được cố vấn chuyên môn bởi ThS.BSNT Phạm Thành Luân - Bác sĩ Phòng khám Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
Nhắc đến Peter Pan, ta nhớ ngay đến cậu bé tinh nghịch, mãi mãi không muốn lớn trong tác phẩm cùng tên của J.M. Barrie. Tuy nhiên, Peter Pan không chỉ là một nhân vật hoạt hình mà còn là đại diện cho một hội chứng tâm lý mang tên hội chứng Peter Pan. Cùng Phòng khám tìm hiểu về hội chứng này trong bài viết dưới đây.
Hội chứng Peter Pan: Những người đàn ông không bao giờ trưởng thành - Ảnh: Canva
Hội chứng Peter Pan là một thuật ngữ tâm lý học mô tả những người trưởng thành về mặt sinh học nhưng vẫn giữ tâm lý, nhận thức và hành vi như trẻ con.
Họ thường sống thiếu trách nhiệm, né tránh cam kết và phụ thuộc vào người khác. Thay vì đối mặt với những thử thách và trách nhiệm của cuộc sống trưởng thành, họ lựa chọn níu giữ tuổi thơ hồn nhiên, vô tư và lẩn trốn trong thế giới tưởng tượng.
Tiến sĩ Dan Kiley sử dụng cụm từ này lần đầu tiên trong cuốn sách xuất bản năm 1983 của mình mang tên “Hội chứng Peter Pan: Những người đàn ông không bao giờ trưởng thành”.
Hội chứng Peter Pan có thể ảnh hưởng đến cả nam và nữ, gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho bản thân và những người xung quanh.
Hội chứng Peter Pan không phải là tình trạng sức khỏe tâm thần được liệt kê trong Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê Rối loạn Tâm thần hoặc được Tổ chức Y tế Thế giới công nhận, nghĩa là không có cách nào để nhận được chẩn đoán chính thức và không có triệu chứng cụ thể.
Tuy nhiên có một số đặc điểm chính của người mắc hội chứng Peter Pan thường được nhắc đến bao gồm:
Mặc dù, hội chứng Peter Pan phổ biến hơn ở nam giới nhưng bất kỳ ai, thuộc bất kỳ giới tính nào cũng có thể phát triển các hành vi liên quan đến hội chứng.
Nguyên nhân dẫn đến hội chứng Peter Pan có thể xuất phát từ nhiều yếu tố, bao gồm:
Những người mắc hội chứng Peter Pan thường có cha mẹ quá nuông chiều hoặc bảo bọc quá mức.
Cha mẹ quá nuông chiều thường không đặt ra nhiều (hoặc bất kỳ) giới hạn trong hành vi của trẻ. Kết quả là trẻ lớn lên tin rằng mọi thứ mình làm đều đúng. Khi trẻ làm sai điều gì đó, bố mẹ lo lắng và bảo vệ khỏi trách nhiệm, vì vậy trẻ không học được rằng hành động nhất định phải chịu hậu quả.
Cha mẹ quá kiểm soát, bảo vệ con có thể làm trẻ cảm thấy thế giới người lớn là nỗi sợ hãi và đầy khó khăn. Kiểu hành động này có thể khuyến khích trẻ tận hưởng tuổi thơ và không dạy cho trẻ những kỹ năng cần thiết khi trưởng thành như quản lý tài chính, dọn dẹp nhà cửa, kỹ năng sửa chữa đơn giản hoặc cách duy trì các mối quan hệ.
Cha mẹ muốn kéo dài tuổi thơ của trẻ cũng có thể tránh nói về những điều này với con. Điều này có thể khiến trẻ loay hoay với những khái niệm này trong cuộc sống của mình.
Cảm giác hoài niệm về tuổi thơ là hiện tượng mà rất nhiều người gặp phải, không riêng gì những người mắc hội chứng Peter Pan. Nhiều người lớn vẫn tiếp tục hồi tưởng một cách trìu mến về tuổi thơ của mình rất lâu sau khi họ đã đảm nhận toàn bộ trách nhiệm của tuổi trưởng thành. Tuy nhiên, người mắc hội chứng Peter Pan có thể bị ám ảnh bởi cảm giác này và cố gắng hồi tưởng lại.
Hoài niệm là điều bình thường, nhưng khi bạn dành toàn bộ thời gian để hoài tưởng quá khứ và xem hiện tại tiêu cực hơn, bạn có thể đang gặp phải hội chứng Peter Pan.
Đối mặt với sự lạm dụng, bỏ bê hoặc những tổn thương thời thơ ấu khác có thể khiến một người già đi trước tuổi. Bạn cũng có thể không có những hình mẫu tốt khi trưởng thành, nhưng ngay cả khi bạn có, chấn thương tâm lý có thể khiến một người cảm thấy đặc biệt khó chịu khi lớn lên.
Trải qua tổn thương thời thơ ấu dưới bàn tay của người lớn cũng có thể dẫn đến sự nhầm lẫn về vai trò của người lớn đối với cuộc sống của trẻ em. Ngoài ra, những đứa trẻ trải qua chấn thương tâm lý thường cảm thấy mình như lớn trước tuổi, vì vậy chúng không mong chờ đến tuổi trưởng thành khi mình đã đạt được điều đó.
Chấn thương tâm lý thời thơ ấu là một trong những nguyên nhân dẫn đến hội chứng Peter Pan - Ảnh: Canva
Những người mắc hội chứng Peter Pan hành động một cách thiếu trách nhiệm và có thể thể hiện những đặc điểm rối loạn nhân cách ái kỷ. Điều này, làm cho việc xây dựng các mối quan hệ xã hội, nghề nghiệp và tình cảm bền vững trở nên khó khăn, dẫn đến nhiều hậu quả cho bản thân và những người xung quanh, bao gồm:
Đôi khi, những hành vi của hội chứng Peter Pan không thành vấn đề nếu chúng không ảnh hưởng đến cuộc sống hoặc hoạt động của bạn trong ít nhất một khía cạnh quan trọng.
Để vượt qua hội chứng Peter Pan, bạn có thể lựa chọn hình thức tham vấn, trị liệu thâm lý để cá nhân thiếu hiểu biết sâu sắc về những gì đang thực sự xảy ra.
Hội chứng Peter Pan không phải là một rối loạn tâm lý, nhưng có thể ảnh hưởng đến các mối quan hệ và chất lượng cuộc sống của một người, cần được chú ý và điều trị kịp thời. Việc nhận thức được bản thân và những biểu hiện của hội chứng này là bước đầu tiên để tìm kiếm giải pháp. Với sự nỗ lực và hỗ trợ từ gia đình và xã hội, những người mắc hội chứng Peter Pan hoàn toàn có thể vượt qua được những khó khăn và trưởng thành một cách trọn vẹn.
Quá trình trưởng thành có thể gặp nhiều khó khăn nhưng hãy nhớ rằng, trưởng thành không phải là một điều đáng sợ. Trưởng thành là cơ hội để bạn khám phá bản thân, theo đuổi ước mơ và tạo dựng cuộc sống ý nghĩa cho chính mình.
Làm những việc giúp bạn cảm thấy trẻ trung, tập trung vào những khía cạnh vui vẻ của tuổi trưởng thành và tiếp tục con đường khám phá bản thân. Nếu bạn vẫn đang gặp khó khăn, hãy nói chuyện với chuyên gia sức khỏe tâm thần về những điều bạn có thể làm để kiểm soát những căng thẳng của cuộc sống trưởng thành.
Nguồn tham khảo:
📣📣📣 THÔNG BÁO
PHÒNG KHÁM CHUYÊN KHOA YÊN HÒA thông báo lịch nghỉ lễ Quốc Khánh 2/9 như sau:
⏰Thời gian nghỉ: 04 ngày (Thứ 7 ngày 31/8/2024 đến hết Thứ 3 ngày 3/9/2024)
🩺Thời gian làm việc lại: Từ Thứ 4 (Ngày 4/9/2024)
🍀Trân trọng cảm ơn!🍀
Bạn muốn được người khác công nhận nỗ lực, thành công và chấp nhận mình nhưng bạn không thể thực hiện điều đó vì một nỗi sợ vô hình. Rất có thể bạn là nạn nhân của Rối loạn nhân cách né tránh.
Rối loạn nhân cách kịch tính chỉ được người bệnh xem là vấn đề tâm lý khi những biểu hiện của bệnh gây khó khăn cho họ trong cuộc sống. Bệnh tiến triển nặng dễ dẫn đến trầm cảm hoặc lo lắng quá mức.
Việc mọi người thỉnh thoảng lo lắng về sức khỏe của mình là điều bình thường. Nhưng những người mắc chứng rối loạn lo âu bệnh tật thường rất lo lắng liệu họ có đang mắc phải một căn bệnh rất nặng, hoặc bệnh nan y.
0 Bình luận