Hưng cảm, hay sự phấn kích quá độ có nguy cơ cao gây ra những hậu quả không đáng có. Vậy Rối loạn hưng cảm là gì? Nguyên nhân nào gây ra các triệu chứng của rối loạn hưng cảm?
Bài viết được cố vấn chuyên môn bởi ThS.BSNT Nguyễn Minh Quyết - Bác sĩ khoa Tâm thần, Bệnh viện Nhi Trung ương.
Nhiều cha mẹ khi nghe bác sĩ chẩn đoán con bị rối loạn Tic thường khá hoang mang bởi chưa từng nghe đến bệnh lý này trước đây. Vậy hội chứng Tic là gì? Tại sao trẻ lại mắc hội chứng Tic? Bệnh Tic có chữa được không và điều trị như thế nào?... Hiểu được những băn khoăn này của cha mẹ từ thực tế thăm khám, Phòng khám chia sẻ một số thông tin cần biết về rối loạn Tic ở trẻ thông qua các câu hỏi thường gặp.
Vậy hội chứng Tic là gì? Tại sao trẻ lại mắc hội chứng Tic? - Ảnh: Canva
“Rối loạn Tic được định nghĩa là các cử động cơ nhanh, đột ngột, lặp lại không có nhịp điệu bao gồm cả âm thanh hoặc giọng nói” (MSD Manuals). Hay nói cách khác, Tic đề cập đến người bệnh có các vận động hoặc phát âm xuất hiện một cách bất thường, lặp đi lặp lại không kiểm soát được. Những người mắc rối loạn Tic không thể ngăn cơ thể làm những hành động này.
Rối loạn Tic thường xảy ra ở trẻ em dưới 18 tuổi, có đến khoảng 20% trẻ ở độ tuổi đi học mắc phải rối loạn này. Trên thực tế, rối loạn Tic ở trẻ em khá phổ biến.
Như đã chia sẻ trên, rối loạn Tic liên quan đến các biểu hiện về vận động và âm thanh, do vậy cha ẹm có thể quan sát các dấu hiệu sau để kịp thời cho trẻ thăm khám, chẩn đoán phân biệt với các bệnh khác:
Kiểu |
Vận động |
Âm thanh |
Tic đơn giản |
|
|
Tic phức tạp |
|
|
Lưu ý, trẻ có thể có các dấu hiệu về âm thanh hoặc giọng nói. Bên cạnh đó, nếu trẻ có cả Tic vận động và âm thanh kéo dài trên 1 năm được chẩn đoán hội chứng Tourette.
Những thông tin trong bảng trên mang tính chất tham khảo, cung cấp thông tin và không nên được sử dụng để tự chẩn đoán. Nếu lo lắng về bất kỳ triệu chứng nào con đang gặp phải, cha mẹ nên tham khảo ý kiến chuyên môn của bác sĩ Sức khỏe tâm thần để chẩn đoán và điều trị rối loạn Tic (nếu có).
Về cơ bản, hội chứng TIC khác với bệnh động kinh, động kinh thường mất ý thức và có các cơn co giật mạnh, ngược lại ở trẻ hội chứng TIC trẻ vẫn nhận thức bình thường.
Nguyên nhân chính xác của hội chứng Tic vẫn chưa được biết. Có thể do sự kết hợp của các yếu tố di truyền và môi trường. Tiếp nữa, những bất thường trong não hoặc các chất dẫn truyền thần kinh, bao gồm Dopamine và Serotonin có thể đóng một vai trò nhất định. Đây là 2 loại chất dẫn truyền thần kinh được biết đến có khả năng giúp thúc đẩy cảm xúc tích cực, hạnh phúc và niềm vui.
Bên cạnh nguyên nhân trên, hiện nay việc trẻ tiếp xúc quá nhiều với các thiết bị điện tử để chơi game, xem phim có thể làm tăng nguy cơ, khiến trẻ dễ mắc rối loạn Tic. Thực tế, cha mẹ có thể đọc được rất nhiều thông tin trên báo chí về chủ đề này.
Trẻ tiếp xúc quá nhiều với các thiết bị điện tử để chơi game, xem phim có thể làm tăng nguy cơ mắc rối loạn Tic - Ảnh: Canva
Trẻ có triệu chứng Tic nhẹ đến trung bình thường không ảnh hưởng chức năng thường ngày. Tuy nhiên, rối loạn Tic cũng có nguy cơ ảnh hưởng đến các mối quan hệ của trẻ và hình ảnh bản thân, dẫn đến việc bị cô lập, mâu thuẫn trong các mối quan hệ hoặc thậm chí bị bắt nạt.
Hơn nữa, hầu hết trẻ em mắc TIC cũng được chẩn đoán mắc thêm ít nhất một tình trạng rối loạn tầm thần khác gây thêm căng thẳng và khó khăn trong việc quản lý, điều trị. Các tình trạng khác mà trẻ có thể gặp phải bao gồm:
Nếu rối loạn Tic, đặc biệt là Tourette, phối hợp với ADHD hay ám ảnh cưỡng bức, các hoạt động xã hội, học tập hay nghề nghiệp có thể bị ảnh hưởng nhiều.
Việc điều trị Tic sẽ được chỉ định khi rối loạn Tic ảnh hưởng đáng kể đến các hoạt động của trẻ hoặc hình ảnh của bản thân. Điều trị nhằm mục đích kiểm soát các cơn giật ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày. Khi máy giật không nghiêm trọng, việc điều trị có thể không cần thiết.
Các loại thuốc giúp kiểm soát cơn giật hoặc giảm các triệu chứng của các tình trạng liên quan bao gồm:
Không có xét nghiệm đặc hiệu để chẩn đoán TIC. Trẻ sẽ được chỉ định thực hiện một số xét nghiệm để đánh giá TIC và chẩn đoán phân biệt.
Hiện nay, quá trình điều trị rối loạn TIC thường kéo dài, các bác sĩ thường can thiệp xoay quanh việc sử dụng thuốc kết hợp các liệu pháp tâm lý - hành vi. Trong quá trình này cần sự phối hợp chặt chẽ của phụ huynh để có những trao đổi, điều chỉnh kịp thời phác đồ điều trị.
Nhìn chung, để điều trị cho trẻ mắc hội chứng TIC cần mất từ 3 - 6 tháng, trẻ được dùng thuốc nhẹ và điều chỉnh hành vi như hạn chế sử dụng thiết bị điện tử. Tuy nhiên tùy tình trạng bệnh của trẻ, mốc thời gian không cổ định, có thể kéo dài hơn.
Rối loạn TIC là một rối loạn tâm - thần kinh. Cha mẹ nên cho trẻ thăm khám tại các cơ sở chuyên khoa Sức khỏe Tâm thần. Hơn nữa, hội chứng TIC thường gặp ở trẻ vì vậy thăm khám tại cơ sở có bác sĩ chuyên sâu về các vấn đề sức khoẻ tâm thần trẻ em là điều cha mẹ nên cân nhắc.
Tại Hà Nội, cha mẹ có thể tham khảo 1 số thông tin khám rối loạn Tic cho trẻ tại Phòng khám Chuyên khoa Yên Hòa và cho trẻ thăm khám:
Việc nuôi dạy con cái là là một thách thức đối với bậc cha mẹ và việc nuôi dạy một đứa trẻ mắc bệnh mãn tính như rối loạn TIC có thể gây thêm căng thẳng, gây thêm thách thức cho phụ huynh. Mong muốn đồng hành cùng cha mẹ, với chuyên môn của các bác sĩ tại phòng khám sẽ hỗ trợ để mang lại kết quả tốt nhất cho trẻ.
Nguồn tham khảo:
Hưng cảm, hay sự phấn kích quá độ có nguy cơ cao gây ra những hậu quả không đáng có. Vậy Rối loạn hưng cảm là gì? Nguyên nhân nào gây ra các triệu chứng của rối loạn hưng cảm?
Hoang tưởng và ảo giác thường được sử dụng để bày tỏ sự tức giận về hành vi của người khác: “Bạn hoàn toàn ảo tưởng!”. Nhưng hai thuật ngữ này thực sự có ý nghĩa gì? Và sự khác biệt giữa chúng là gì?
Ảo giác có thể do bệnh tâm thần, tác dụng phụ của thuốc hoặc bệnh lý thực thể như động kinh hoặc rối loạn sử dụng rượu gây ra. Người mắc chứng ảo giác cần đến gặp bác sĩ để chẩn đoán nguyên nhân chính xác gây ảo giác.
Hưng cảm là triệu chứng đặc trưng của rối loạn lưỡng cực. Nó có thể dẫn đến hành vi nguy hiểm, nhưng hiện đã có phương pháp điều trị để kiểm soát những giai đoạn này.
0 Bình luận